For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Nguyên nhân gây tai nạn điện ? Phòng tránh kịp thời trước khi nguy hiểm xảy ra

Tai nạn điện luôn tiềm ẩn chứa đựng những nguy cơ khó lường đến tính mạng và tài sản. Những vụ cháy nổ kinh hoàng ở các quán karaoke, quán ăn,.. hay những trường hợp tử vong thương tâm đều xuất phát từ việc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện.

Nguyên nhân gây tai nạn điện thường là do lỗi thiết bị điện, hệ thống điện không đạt tiêu chuẩn, hoặc do sự chủ quan của người sử dụng. Hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện là bước đầu tiên để phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng EMIN tìm hiểu các nguyên nhân gây tai nạn điện, từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm với bản thân cũng như cộng đồng trong việc ngăn chặn những rủi ro này.

Mỗi người cần hiểu rõ và áp dụng đúng các nguyên tắc an toàn điện trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi những nguy cơ tiềm ẩn này. 

Như thế nào là tai nạn điện ?

Tai nạn điện xảy ra khi dòng điện tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận và chức năng sống. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tai nạn điện có thể dẫn đến tử vong, gây ra những hậu quả đau lòng không đáng có.

Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian dòng điện tiếp xúc với cơ thể. Cường độ và thời gian tiếp xúc càng lớn, nguy cơ gây chấn thương, bỏng nặng và tử vong càng cao. Các dạng tai nạn điện phổ biến bao gồm điện giật, bỏng điện, mất thị lực và các chấn thương liên quan.

Vì vậy, nâng cao nhận thức về an toàn điện và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn điện trong công việc và sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng mà ai cũng phải có trách nhiệm. Nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cá nhân, gia đình và mọi người xung quanh.

Bài viết liên quan: Nguyên nhân gây ra chập điện là gì ? Cách xử lý khi nhà bị chập điện

Có những nguyên nhân gây tai nạn điện nào

Không khó để thấy những lần xảy ra tai nạn điện, có thể đến từ bất cứ nơi nào, trường học, khu vui chơi, quán hát, nhà hàng hay thậm chí trong nhà mình. Những nguyên nhân ấy đến từ:

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện

Một nguyên nhân phổ biến gây tai nạn điện là do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Khi tay, da, hoặc các bộ phận khác của cơ thể chạm vào dây dẫn điện trần hoặc ổ cắm có điện, dòng điện sẽ truyền qua cơ thể, gây ra các hiện tượng như điện giật, co giật, ngừng thở, ngừng tim, và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ví dụ, trẻ em có thể tháo nắp công tắc điện để chơi và vô tình chạm vào dây điện bên trong, gây nên tai nạn nguy hiểm.

Ổ điện, thiết bị điện gặp sự cố, hỏng hóc và không bảo đảm an toàn

Khi vỏ thiết bị điện bị nứt vỡ hoặc dây dẫn bị hở, các bộ phận bên trong có thể lộ ra, làm tăng nguy cơ bị điện giật, chập cháy hoặc nổ điện, gây nguy hiểm cho người sử dụng và thiệt hại về tài sản. Các dấu hiệu như thiết bị hoạt động không bình thường, phát ra tiếng ồn lạ, có mùi khét hoặc tỏa nhiệt quá nhiều đều cho thấy thiết bị có thể đã hỏng và không còn đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây nguy hiểm bao gồm:

- Ổ cắm điện bị lỏng lẻo hoặc có dấu hiệu cháy xém.

- Thiết bị điện đã sử dụng lâu năm, cũ kỹ, không còn đảm bảo an toàn.

Lõi dây điện lòi ra ngoài


Đường dây điện bị hư hỏng, với lõi dẫn điện lộ ra ngoài, là một mối nguy hiểm tiềm tàng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Dưới đây là một số nguyên nhân và hậu quả của việc sử dụng đường dây điện bị hư hỏng:

- Tác động của thời tiết: Mưa gió, bão lũ, hoặc sự thay đổi khắc nghiệt của nhiệt độ có thể làm hỏng lớp vỏ bảo vệ của dây điện, khiến lõi dẫn điện bị lộ ra ngoài.

- Tác động của con người: Va chạm hoặc cọ xát lên đường dây điện trong quá trình sử dụng hoặc vận chuyển có thể dẫn đến hư hỏng và lõi dây bị lộ.

- Chất lượng đường dây điện kém: Đường dây điện cũ hoặc kém chất lượng dễ bị bong tróc, nứt vỡ theo thời gian.

- Thi công không đúng kỹ thuật: Lắp đặt đường dây điện không tuân thủ đúng kỹ thuật và quy định có thể gây hư hỏng nhanh chóng và làm lộ lõi dây điện.

Tác động của môi trường ẩm ướt

Môi trường ẩm ướt có thể làm giảm khả năng cách điện của các bộ phận trong thiết bị điện, dẫn đến hiện tượng rò rỉ điện. Dưới đây là 1 số tác hại:

- Ăn mòn kim loại: Độ ẩm cao có thể gây ăn mòn các linh kiện kim loại bên trong thiết bị, làm giảm khả năng dẫn điện và hiệu suất hoạt động.

- Chập cháy: Rò rỉ điện ra ngoài do độ ẩm có thể gây chập cháy, đe dọa đến an toàn của người sử dụng và tài sản.

- Nấm mốc và mùi hôi: Độ ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị.

- Khó khăn trong tản nhiệt: Độ ẩm làm giảm khả năng tản nhiệt của thiết bị, dẫn đến giảm tuổi thọ và nguy cơ hư hỏng hoàn toàn.

Không trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn điện

Sự thiếu hiểu biết về cách sử dụng và bảo trì thiết bị điện đúng cách có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng như điện giật, bỏng nặng, hoặc thậm chí hỏa hoạn do chập cháy.

Sự chủ quan hoặc lơ là của con người cũng là một yếu tố quan trọng, khiến nhiều thiết bị điện bị quá tải hoặc đoản mạch, gây ra nguy hiểm không lường trước. Hậu quả của các vụ tai nạn điện không chỉ là những tổn thương đau thương mà còn kéo theo chi phí sửa chữa và thay thế thiết bị vô cùng tốn kém. Do đó, việc nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về an toàn điện là rất quan trọng, cần được chú trọng từ mỗi cá nhân, gia đình đến toàn xã hội.

Quá tải công suất điện

Một nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn điện là tình trạng quá tải điện, khi mức sử dụng vượt quá công suất thiết kế. Việc quá tải này khiến hệ thống dây dẫn, ổ cắm điện và các thiết bị trở nên quá nhiệt, làm tăng nguy cơ cháy nổ đáng kể. Đồng thời, quá tải còn làm cho các linh kiện điện tử nhanh chóng hỏng hóc, giảm tuổi thọ nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, nhiều vụ tai nạn điện giật và các vấn đề an toàn lao động cũng phát sinh từ việc sử dụng điện vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống. Do đó, việc đảm bảo không quá tải là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa rủi ro và thảm họa liên quan đến điện.

Biện pháp phòng tránh gây ra tai nạn điện 

Trong trường hợp khẩn cấp khi xảy ra tai nạn điện, hãy thực hiện các bước sau đây để xử lý an toàn:

- Giữ bình tĩnh để có thể xử lý tình huống một cách an toàn.

- Ngắt nguồn điện càng nhanh càng tốt.

- Thực hiện sơ cứu khẩn cấp nếu cần thiết.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện hoặc người bị nạn.

- Gọi cấp cứu ngay lập tức để được hỗ trợ y tế.

Lưu ý quan trọng:

- Không tự ý xử lý tai nạn điện nếu không có chuyên môn và kiến thức.

- Tuyệt đối không sử dụng nước để dập tắt đám cháy điện.

- Không cố gắng dập tắt đám cháy nếu bạn không có đủ khả năng và phương tiện.

- Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế và lực lượng cứu hộ.

- Bảo quản hiện trường tai nạn điện để phục vụ công tác điều tra.

Trên đây là các biện pháp xử lý khẩn cấp và những lưu ý quan trọng để phòng tránh tai nạn điện, được EMIN chia sẻ đến các bạn. Hãy có trách nhiệm sử dụng điện một cách an toàn, bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi những nguy hiểm liên quan đến điện.

注册收新闻 - 获得优惠活动的机会